Tham vọng trở thành cường quốc biển, Trung Quốc không tiếc tiền đầu tư cho các chương trình tàu ngầm, tàu nổi, không quân hải quân, hải quân đánh bộ, tàu sân bay.
Liên tục thời gian qua, hải quân Trung Quốc đã có những bước đi khá mạnh mẽ nhằm bảo đảm cái gọi là quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên năng lượng và nâng cao vị thế trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng xung quanh, thông qua chiến lược mới với 3 trụ cột: Gia tăng diễn tập hải quân; Triển khai lực lượng xa bờ; Đẩy mạnh họt động đối ngoại quân sự.
Nâng cao khả năng tác chiến và răn đe quân sự
Trong năm 2010, các cuộc diễn tập của lực lượng hải quân Trung Quốc diễn ra với tần suất cao và quy mô lớn một cách bất thường. Trọng tâm diễn tập là các tình huống chiến đấu thực (bắn đạn thật), chú trọng phòng thủ ven biển, khả năng cơ động nhanh, linh hoạt trong chỉ huy - kiểm soát và triển khai quân tầm xa.
Cuối tháng 3, đầu tháng 4/2010, lực lượng hải quân thuộc 3 Hạm đội (Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải) đã tổ chức một cuộc diễn tập chưa từng có tiền lệ (trước đây các hạm đội hoạt động khá riêng biệt).
Nâng cao khả năng tác chiến và răn đe quân sự
Trong năm 2010, các cuộc diễn tập của lực lượng hải quân Trung Quốc diễn ra với tần suất cao và quy mô lớn một cách bất thường. Trọng tâm diễn tập là các tình huống chiến đấu thực (bắn đạn thật), chú trọng phòng thủ ven biển, khả năng cơ động nhanh, linh hoạt trong chỉ huy - kiểm soát và triển khai quân tầm xa.
Cuối tháng 3, đầu tháng 4/2010, lực lượng hải quân thuộc 3 Hạm đội (Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải) đã tổ chức một cuộc diễn tập chưa từng có tiền lệ (trước đây các hạm đội hoạt động khá riêng biệt).
Tàu chiến Trung Quốc bắn đạn thật trong cuộc tập trận. |
Trong đó, Hạm đội Bắc Hải gồm các khu trục hạm, khinh hạm, tàu phục vụ và lực lượng phòng không hành trình qua eo biển Bashi giữa Philipines và Đài Loan xuống Biển Đông.
Hạm đội Đông Hải gồm các khu trục hạm lớp Sovremenny, khinh hạm và tàu ngầm đã lần đầu tiên vượt qua quần đảo Okinawa, được mệnh danh là thành lũy do Mỹ kiểm soát, nối Nhật Bản - Đài Loan và Philipines.
Trong quá trình di chuyển, các tàu chiến này đã tiến hành diễn tập tác chiến chống ngầm và bắn đạn thật. Có lúc tàu chiến Trung Quốc chỉ cách bờ biển Okinawa (Nhật Bản) 140 km, khiến Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa phải tuyên bố: “Tình huống như vậy chưa từng bao giờ xảy ra và chúng tôi sẽ điều tra vụ việc này, bao gồm cả việc liệu Trung Quốc có ý định chống phá đất nước chúng tôi hay không”.
Trong khi đó, giới nghiên cứu đánh giá: Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến quy mô cuộc diễn tập lớn như vậy từ trước tới nay. Những kiểu diễn tập như thế này đòi hỏi phải có khả năng chỉ huy và kiểm soát rất cao, hợp thành nhiều đơn vị trong tình huống xung đột - đó là vấn đề thông tin liên lạc và xử lý tình huống linh hoạt. G
Còn Gary Li, chuyên gia nghiên cứu về Quân đội Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế có trụ sở tại London cho rằng sự xuất hiện của Hạm đội Bắc Hải ở Biển Đông được xem là rất quan trọng. chứng tỏ rằng Hạm đội Nam Hải đã triển khai tàu tham gia diễn tập. Trong đó, hai hạm đội đóng vai 2 bên đối đầu trong diễn tập.
Trong tháng 7/2010, các hạm đội của Trung Quốc tiếp tục tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận để đối trọng với các cuộc tập trận giữa Hải quân Mỹ - Hàn ở biển Hoàng Hải sau sự kiện chìm tàu Cheonan (Hàn Quốc), cũng như lên tiếng phản đối gay gắt sự hiện diện của tàu sân bay George Washington vì “quá gần” bờ biển Trung Quốc.
Mỹ từng thay đổi kế hoạch tập trận trên biển Hoàng Hải trước sức ép của Bắc Kinh. |
Cuộc tập trận đầu tiên gồm các tàu tên lửa thuộc lớp Type 022 Hồ Bắc thuộc Biên đội tàu tấn công nhanh số 16 (Hạm đội Đông Hải). Mỗi chiếc Type 022 được trang bị 8 tên lửa tầm xa chống hạm YJ-83, đây là lực lượng quan trọng trong học thuyết phòng thủ duyên hải của Trung Quốc, sử dụng chiến thuật kiểu “bày sói” nhằm bao vây, quấy nhiễu và tiến công liên tục các hạm đội lớn hơn từ khoảng cách xa.
Cuộc tập trận đáng chú ý nhất diễn ra vào cuối tháng 7/2010, khi mà ít nhất hàng chục tàu chiến hiện đại của 3 hạm đội tổ chức diễn tập ở Biển Đông.
Cuộc tập trận có sự xuất hiện của các tàu chiến hiện đại nhất thuộc lực lượng tàu nổi và tàu ngầm Trung Quốc: Tàu khu trục Type 051C lớp Lữ Châu, Type 052B lớp Lữ Dương I và Type 052C lớp Lữ Dương II; tàu khinh hạm Type 054A lớp Giang Khải II; 4 tàu khu trục lớp Sovremenny của Hạm đội Đông Hải và các tàu ngầm tấn công lớp Kilo, cùng với máy bay ném bom tiến công JH-7/7A.
Hàng loạt các bài bắn đạn thật và tên lửa được triển khai trong quá trình tập trận. Giới truyền thông Trung Quốc đưa tin rầm rộ về cuộc tập trận này và hàng loạt các tướng lĩnh cấp cao Trung Quốc theo dõi cuộc tập trận, trong đó có Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức, người yêu cầu Quân đội phải “theo dõi sát sao diễn biến ở khu vực và phải sẵn sàng về mặt quân sự”.
Hải quân Trung Quốc được phương tiện truyền thông nước này ưu ái. |
Cuộc diễn tập quy mô này của Trung Quốc được giới phân tích nhìn nhận như là một thông điệp răn đe rõ rệt tới các nước trong khu vực, khi mà tranh chấp chủ quyền biển đảo đang có xu hướng nóng lên, sau những tuyên bố khá cứng rắn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Gate tại Hội nghị Shangri-La 2010 và tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton tại Hội nghị ARF-17 về “lợi ích quốc gia” trong tiếp cận các vùng biển, đặc biệt là Biển Đông.
Bên cạnh đó, các cuộc tập trận cũng cho thấy phần nào sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, với khả năng tác chiến hiệp đồng quy mô lớn ngày càng nhuần nhuyễn với tinh thần dân tộc lên cao.
Giới nghiên cứu cũng tỏ ra quan ngại rằng các cuộc tập trận trong năm 2010 của Trung Quốc có thể khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang quy mô nhỏ trong khu vực, với việc một số nước đầu tư mua sắm theo vũ khí trang bị, dù có thể là rất nhỏ nếu so với sự đầu tư của Trung Quốc cho hải quân.
>> Xem tiếp phần 2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét