Theo đánh giá của Hải quân Mỹ, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ tiến hành các thử nghiệm vào năm 2012.
Thiết kế của con tàu được điều chỉnh để radar mảng pha từng giai đoạn đang phát triển tại Trung Quốc, tuy nhiên nó chưa sẳn sàng để lắp đặt.
Theo những thông tin mới nhất, tuy là tàu sân bay, nhưng chiến hạm này lại được trang bị hệ thống vũ khí hạng nặng ngang với các tàu khu trục hay tuần dương cỡ lớn.
Theo những thông tin mới nhất, tuy là tàu sân bay, nhưng chiến hạm này lại được trang bị hệ thống vũ khí hạng nặng ngang với các tàu khu trục hay tuần dương cỡ lớn.
Một trong những quyết định gây ngạc nhiên cho giới quân sự thế giới là tàu sân bay mới này sẽ được trang bị một hệ thống phòng thủ tên lửa FL-3000 với cơ số lên đến 24 đạn được bố trí phía trước của tàu.
Theo các chuyên gia quân sự, hệ thống tên lửa đánh chặn mới được giới thiệu trong triển lãm hàng không Chu Hải, được cho là có thiết kế dựa theo tên lửa đánh chặn RIM-116 do hãng Raytheon của Mỹ phát triển.
Theo các chuyên gia quân sự, hệ thống tên lửa đánh chặn mới được giới thiệu trong triển lãm hàng không Chu Hải, được cho là có thiết kế dựa theo tên lửa đánh chặn RIM-116 do hãng Raytheon của Mỹ phát triển.
Tàu sân bay Trung Quốc nhìn từ phía trước và ảnh vệ tinh. |
Tàu sân bay mới của Trung Quốc cũng thuộc loại hiếm hoi trang bị tên lửa chống hạm, khi được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm YJ-63 bố trí trong các ống phóng thẳng đứng. Phải chăng, Trung Quốc đang có quan điểm tác chiến mới nên trang bị tên lửa chống hạm cho tàu sân bay?
Nhiều khả năng Trung Quốc muốn nhấn mạnh đến khả năng tác chiến độc lập của tàu sân bay này chứ không cần dựa vào đội hình tàu hộ tống như các tàu sân bay của Mỹ, Nga.
Tuy nhiên, việc trang bị tên lửa chống hạm khiến con tàu vốn đã khiêm tốn về thể tích càng trở nên chật chội hơn. Số lượng máy bay mang được buộc phải hạn chế nay còn phải giảm xuống hơn nữa để nhường chỗ cho các thiết bị đi kèm.
Một chuyên gia quân sự của Đài Loan đánh giá: “Con tàu sân bay này là một kho thuốc súng di động”.
Tàu sân bay mới của Trung Quốc được tân trang lại từ tàu sân bay Varyag được thiết kế, chế tạo dưới thời Liên Xô, cùng thời với tàu sân bay Kuznetsov phục vụ trong hải quân Nga hiện nay. Sau khi Liên Xô tan rã, con tàu này thuộc về Ukraine. Năm 1992, khi được chế tạo 76%, tàu được Trung Quốc mua lại.
Thế hệ tàu đô đốc Kuznetsov bộc lộ khá nhiều nhược điểm. Số lượng máy bay mang được chưa được 1/2 khả năng của các tàu sân bay Mỹ. Con tàu thường xuyên xảy ra những bất ổn về cơ khí.
Nhiều khả năng con tàu này sẽ được Trung Quốc đặt tên Thi Lang, theo tên một vị tướng đã bình định Đài Loan thời nhà Minh vào năm 1681.
Nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc tái sinh tàu chiến này từ đống sắt vụn để lấp đầy khoảng trống chiến lược trước mắt cho tham vọng hướng ra biển lớn. Rất có thể, sau khi hoàn thành, tàu sân bay này sẽ được dùng làm cơ sở huấn luyện phi công thuộc không quân hải quân tập cất/hạ cánh. Dựa vào việc tái chế tàu sân bay, Trung Quốc sẽ thu được kinh nghiệm để tự đóng những tàu sân bay khác từ năm 2020.
Nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc tái sinh tàu chiến này từ đống sắt vụn để lấp đầy khoảng trống chiến lược trước mắt cho tham vọng hướng ra biển lớn. Rất có thể, sau khi hoàn thành, tàu sân bay này sẽ được dùng làm cơ sở huấn luyện phi công thuộc không quân hải quân tập cất/hạ cánh. Dựa vào việc tái chế tàu sân bay, Trung Quốc sẽ thu được kinh nghiệm để tự đóng những tàu sân bay khác từ năm 2020.
Dù được sử dụng như thế nào, sự xuất hiện của tàu sân bay này sẽ xoay chuyển thế cân bằng an ninh trong khu vực.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét