Một trong hai tàu hộ tống thuộc dự án 11661 Gepard-3.9, đóng cho Việt Nam đã khởi hành từ nhà máy ở Kronshtat tới Baltic để tiến hành các thử nghiệm bắt buộc.
Đây là lần thử nghiệm cuối cùng trước khi chính thức bàn giao cho Việt Nam. Theo thông tin từ nhà sản xuất, đợt kiểm tra cuối cùng này sẽ diễn ra trong vòng 10 ngày, bao gồm các thử nghiệm bắn đạn thật và tinh chỉnh hệ thống lần cuối.
Tàu hộ tống thuộc Project 1166.1 được thiết kế để tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, phòng không, hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế một cách độc lập hoặc tác chiến biên đội. Tàu được thiết kế rất hiện đại, và có khả năng tàng hình.
Tàu hộ tống thuộc Project 1166.1 được thiết kế để tìm kiếm, theo dõi và tiêu diệt các mục tiêu tàu nổi, tàu ngầm, phòng không, hộ tống, tuần tra bảo vệ lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế một cách độc lập hoặc tác chiến biên đội. Tàu được thiết kế rất hiện đại, và có khả năng tàng hình.
Nhiều khả năng tàu Gerpard 3.9 sẽ về Việt Nam vào cuối năm 2010. |
Project 1166.1 được triển khai nghiên cứu thiết kế trong những năm 1988-1993. Khi được đưa vào sử dụng trong hải quân Nga, tàu hộ tống Gepard 3.9 Tatarstan nhanh chóng trở thành kỳ hạm của hải đội Caspian.
Tuy nhiên theo một chuyên gia của nhà sản xuất, tàu Gepard của Việt Nam chỉ có chung phần thân tàu và động cơ so với tàu Tatarstan của Nga, phần vũ khí và các thiết bị điện tử được thiết kế lại gần như toàn bộ theo yêu cầu của Việt Nam.
Vũ khí trên tàu bao gồm: Pháo hạm đa năng AK-176, 8 ống phóng tên lửa chống tàu Uran-E, hai pháo cao tốc AK-630, một tổ hợp phòng không OSA-MA, hai ống phóng ngư lôi 533mm, đuôi tàu có bãi đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-27M hoặc Ka-31.
Tàu có lượng giãn nước là 2.100 tấn, tốc độ 28 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tàu có khả năng hoạt động liên tục 20 ngày trên biển, thủy thủ đoàn 103 người.
Như vậy nhiều khả năng tàu hộ tống Gepard 3.9 sẽ có mặt tại Việt Nam vào cuối năm nay. Sự có mặt của tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 sẽ lấp đầy khoảng trống trong tác chiến xa bờ của Hải quân Nhân Dân Việt Nam.
Tuy nhiên theo một chuyên gia của nhà sản xuất, tàu Gepard của Việt Nam chỉ có chung phần thân tàu và động cơ so với tàu Tatarstan của Nga, phần vũ khí và các thiết bị điện tử được thiết kế lại gần như toàn bộ theo yêu cầu của Việt Nam.
Vũ khí trên tàu bao gồm: Pháo hạm đa năng AK-176, 8 ống phóng tên lửa chống tàu Uran-E, hai pháo cao tốc AK-630, một tổ hợp phòng không OSA-MA, hai ống phóng ngư lôi 533mm, đuôi tàu có bãi đáp cho trực thăng chống ngầm Ka-27M hoặc Ka-31.
Tàu có lượng giãn nước là 2.100 tấn, tốc độ 28 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 5.000 hải lý, tàu có khả năng hoạt động liên tục 20 ngày trên biển, thủy thủ đoàn 103 người.
Như vậy nhiều khả năng tàu hộ tống Gepard 3.9 sẽ có mặt tại Việt Nam vào cuối năm nay. Sự có mặt của tàu hộ tống tên lửa Gepard 3.9 sẽ lấp đầy khoảng trống trong tác chiến xa bờ của Hải quân Nhân Dân Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét