Bom bi BLU-3 được sử dụng trong chiến tranh Việt Nam
Hiệp ước chống bom chùm được ký kết vào tháng 12 năm 2008 tại Oslo (Na Uy) và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/08/2010, nghiêm cấm sử dụng, tàng trữ, chế tạo và mua bán bom chùm trên toàn cầu. Văn kiện hiện đã được 107 chính phủ trên thế giới ký kết, nhưng chỉ mới có 37 quốc gia phê chuẩn.
Từ ngày 8 đến ngày 12 tháng 11 năm 2010, hội nghị lần thứ nhất của các quốc gia ký hiệp ước Oslo sẽ diễn ra ở thủ đô Viêng Chăn, Lào. L’Express phân tích di hại bom chùm mà Mỹ đã sử dụng trên đất nước Lào với bài viết : "Thảm họa tiềm ẩn".
Tác giả cho biết, trong khoảng thời gian từ 1964 đến 1973, quân đội Hoa Kỳ đã liên tiếp dội bom xuống khu vực đông Lào, nhất là khu rừng rậm của đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng, tuyến đường tiếp tế của chính quyền cộng sản miền bắc. Ngoài ra, cũng không hiếm khi, sau một đợt không kích bắc Việt Nam, trên đường về căn cứ tại Thái Lan, máy bay B52 của Mỹ tranh thủ « trút sạch » khoang bom trên lãnh thổ Lào. Chỉ trong 7 năm, đất nước nhỏ bé này phải gánh chịu một lượng bom còn nhiều hơn lượng bom mà các nước tham chiến đã sử dụng trong thế chiến thứ hai.
Phần lớn các bom này là bom chùm : trước khi chạm đất, những trái pháo này phát nổ và phóng ra hàng trăm bom con, có độ lớn khoảng bằng quả bóng tenis. Đã có khoảng 260 triệu quả bom chùm được ném xuống đất Lào. Gần 1/3 số bom này chưa nổ khi chạm đất. Đó là một nguy cơ tiềm ẩn cho dân Lào dù chiến tranh đã đi qua hàng thập kỷ.
Hiện tại, các nước giàu vẫn tỏ ra « keo kiệt, bủn xỉn » trong việc hỗ trợ công tác phá mìn và giúp đỡ nạn nhân. Vì thế, trong hội nghị lần này, chính phủ Lào hy vọng thuyết phục được những quốc gia này tăng mức hỗ trợ. Bởi tình hình ở Lào rất nghiêm trọng : Một phần tư các ngôi làng và hơn 1/3 đất canh tác bị ảnh hưởng. Mỗi năm, có khoảng 300 người chết hoặc bị thương vì bom chùm.
Bất chấp hiểm nguy, nhiều người dân vào rừng nhặt mảnh bom và bán lại cho thương lái Việt Nam. Tác giả cho biết, công việc này cũng mang đến cho họ một nguồn thu đáng kể. Việc tậu một máy dò kim loại là không khó. Ở thị trấn Xepon, cách ranh giới Việt Nam khoảng 20 cây số, thuộc tỉnh Savannakhet, một máy dò kim loại hiệu Việt Nam hoặc Trung Quốc, có giá không quá 10 euro. Sau giờ học, nhiều học sinh vào rừng dò tìm kim loại. Một thiếu niên tâm sự : « Nếu may mắn, một ngày, tôi có thể kiếm được đến 50 kí lô kim loại ! Thương lái Việt Nam đến làng thu mua với giá 1 200 kip (0.12 euro) ». Lúc đầu, người dân chỉ nhặt trên mặt đất những mảnh bom to để làm vật dụng gia đình. Kể từ năm 1990, thương lái Việt Nam tìm đến các ngôi làng để thu mua sắt vụn và bán lại cho các xưởng đúc ở Việt Nam. Cũng chính họ đã du nhập máy dò kim loại đến các ngôi làng.
Các tổ chức phi chính phủ cố gắng cảnh báo trẻ em về nguy hiểm của việc rà tìm kim loại. Mối nguy hiểm này ngày càng lớn. Bởi trước kia, người ta còn có thể nhặt mảnh bom trên mặt đất. Nhưng hiện tại, khi phát hiện có kim loại, người ta phải đào bới đất lên. Nguy hiểm là ở chỗ, khi đào bới, người ta chưa hề biết dưới lòng đất là sắt vụn hay là bom chưa nổ.
Về phần nhà nước, chính quyền địa phương cũng đã ra lệnh cấm thu nhặt mảnh bom. Nhưng lệnh cấm này trên thực tế chỉ là « lý thuyết ».
Dù sự kiểm duyệt hết sức gắt gao và hình phạt dành cho những người sử dụng Internet để chống đối chính phủ hết sức hà khắc, nhưng cộng đồng mạng ở Miến Điện vẫn hoạt tích cực. Đối với họ, Internet là phương tiện tốt nhất để đấu tranh cho sự thay đổi của đất nước.
Về cuộc bầu cử hôm nay, « những nhà tranh đấu trên mạng » khẳng định họ không tẩy chay, mà trái lại còn xem trọng. Blogger Aung, 27 tuổi, cho biết : « Tẩy chay chẳng có ích gì. Đều cần thiết là phải biết nắm bắt mọi cơ hội có thể mang đến sự đổi thay ». Các blogger chống lại chính phủ một cách mạnh bạo. Thế nhưng, họ lại không thích những phê bình đất nước họ đến từ các tổ chức nhân quyền hay người Miến Điện lưu vong. Bởi theo họ, những người này chỉ tập trung phê phán chế độ và những tồn tại trong xã hội Miến Điện mà lại không hề đưa ra giải pháp nào.
Những blogger đa số sinh trưởng trong thời đại Internet. Họ có tuổi đời dưới 38. Dù kinh nghiệm về dân chủ còn rất hạn chế, nhưng họ đặt cho mình nhiệm vụ là “cung cấp thông tin và giáo dục người dân”. Trong đợt bầu cử này, họ đã cho phát tán thông tin về các đảng tham gia tranh cử, về luật bầu cử, về những tiêu cực có thể xẩy ra…Trong ngày bầu cử, họ dự định chia nhau đến quan sát ở các điểm bỏ phiếu. Một cư dân mạng cho biết: “Trách nhiệm của blogger hay những “nhà báo công dân” như chúng tôi là theo dõi tiến trình bầu cử. Từ điểm bỏ phiếu, chúng tôi sẽ điện thoại, gửi tin nhắn hay gửi thông điệp lên twitter để thông tin cho mọi người biết bầu cử có diễn ra tự do hay không”.
Theo tác giả, dù biết rõ nguy hiểm luôn rình rập, những người này vẫn không chùn bước. Chính quyền luôn tìm cách chặn hoặc gây khó khăn cho việc đăng nhập vào những trang này. Thế nhưng, các nhà tranh đấu trên mạng thường có trình độ cao về tin học, nên họ không gặp khó khăn, vượt sự kiểm soát của chính phủ.
Để kết thúc, tác giả dẫn lời blogger Aung vừa nhắc trên: “Không nên mong chờ sẽ có cách mạng, mà một thay đổi dù nhỏ cũng đã tốt rồi. Chúng tôi không muốn làm chính trị, nhưng chúng tôi xem mình là những nhà tranh đấu xã hội. Chúng tôi tin rằng nhờ vào sức mạnh của công nghệ truyền thông hiện đại, chúng tôi có thể góp phần làm thay đổi đất nước”.
Các sinh viên tỉnh lẻ đến Tokyo học tập phải chấp nhận sống chung trong những phòng trọ tồi tàn để tiết kiệm chi tiêu. Như trường hợp sinh viên Yuuki Kiyan, 22 tuổi, sinh viên năm thứ ba, sống chung với 2 sinh viên khác trong một căn hộ chỉ có 14,5 m2. Sinh viên này đến từ Okinawa. Cha Yuuki đã 62 tuổi, làm việc ở một công trường xây dựng. Mỗi năm ông phải chi đến 8 900 euro để trả học phí cho Yuuki. Ngành xây dựng cũng gặp khó khăn trong thời khủng hoảng. Cha Yuuki cố gắng trả tiền học phí. Khi thịt heo xuống giá, ông mua thật nhiều để gửi cho anh trữ ăn dần. Ông đã cố gắng hết sức, và mong anh có thể tìm được việc làm thêm là tốt nhất.
Còn đối với thanh niên Singapore, Courrier International cho biết: “Tuổi trẻ Singapore cảm thấy bất an, không dễ chịu trước người nước ngoài”.
Ở đất nước này, ngày càng có nhiều người nước ngoài tìm đến. Họ khiến cho giới trẻ bản địa cảm thấy lo lắng và bất an. Theo một nghiên cứu của Institute Of Policy Studies, nhóm tuổi 21-29 là nhóm dân cư cảm thấy bất an nhất trước sự hiện diện của người nước ngoài trên đất nước họ.
Nguyên nhân đầu tiên để giải thích cho sự lo lắng này là vấn đề “cơm áo gạo tiền”. Tuổi trẻ Singapore hiện tại luôn lo lắng về việc mua được nhà ở và đạt được thăng tiến trong công việc. Kế đến là vấn đề bản sắc dân tộc. Họ cảm nhận được sự ảnh hưởng của người nước ngoài lên bản sắc văn hóa của đất nước họ. Một thanh niên tâm sự là anh ta không bài ngoại nhưng ưa thích những người nước ngoài tìm mọi cách hội nhập vào xã hội Singapore.
Tác giả cho biết, trong khoảng thời gian từ 1964 đến 1973, quân đội Hoa Kỳ đã liên tiếp dội bom xuống khu vực đông Lào, nhất là khu rừng rậm của đường mòn Hồ Chí Minh nổi tiếng, tuyến đường tiếp tế của chính quyền cộng sản miền bắc. Ngoài ra, cũng không hiếm khi, sau một đợt không kích bắc Việt Nam, trên đường về căn cứ tại Thái Lan, máy bay B52 của Mỹ tranh thủ « trút sạch » khoang bom trên lãnh thổ Lào. Chỉ trong 7 năm, đất nước nhỏ bé này phải gánh chịu một lượng bom còn nhiều hơn lượng bom mà các nước tham chiến đã sử dụng trong thế chiến thứ hai.
Phần lớn các bom này là bom chùm : trước khi chạm đất, những trái pháo này phát nổ và phóng ra hàng trăm bom con, có độ lớn khoảng bằng quả bóng tenis. Đã có khoảng 260 triệu quả bom chùm được ném xuống đất Lào. Gần 1/3 số bom này chưa nổ khi chạm đất. Đó là một nguy cơ tiềm ẩn cho dân Lào dù chiến tranh đã đi qua hàng thập kỷ.
Hiện tại, các nước giàu vẫn tỏ ra « keo kiệt, bủn xỉn » trong việc hỗ trợ công tác phá mìn và giúp đỡ nạn nhân. Vì thế, trong hội nghị lần này, chính phủ Lào hy vọng thuyết phục được những quốc gia này tăng mức hỗ trợ. Bởi tình hình ở Lào rất nghiêm trọng : Một phần tư các ngôi làng và hơn 1/3 đất canh tác bị ảnh hưởng. Mỗi năm, có khoảng 300 người chết hoặc bị thương vì bom chùm.
Bất chấp hiểm nguy, nhiều người dân vào rừng nhặt mảnh bom và bán lại cho thương lái Việt Nam. Tác giả cho biết, công việc này cũng mang đến cho họ một nguồn thu đáng kể. Việc tậu một máy dò kim loại là không khó. Ở thị trấn Xepon, cách ranh giới Việt Nam khoảng 20 cây số, thuộc tỉnh Savannakhet, một máy dò kim loại hiệu Việt Nam hoặc Trung Quốc, có giá không quá 10 euro. Sau giờ học, nhiều học sinh vào rừng dò tìm kim loại. Một thiếu niên tâm sự : « Nếu may mắn, một ngày, tôi có thể kiếm được đến 50 kí lô kim loại ! Thương lái Việt Nam đến làng thu mua với giá 1 200 kip (0.12 euro) ». Lúc đầu, người dân chỉ nhặt trên mặt đất những mảnh bom to để làm vật dụng gia đình. Kể từ năm 1990, thương lái Việt Nam tìm đến các ngôi làng để thu mua sắt vụn và bán lại cho các xưởng đúc ở Việt Nam. Cũng chính họ đã du nhập máy dò kim loại đến các ngôi làng.
Các tổ chức phi chính phủ cố gắng cảnh báo trẻ em về nguy hiểm của việc rà tìm kim loại. Mối nguy hiểm này ngày càng lớn. Bởi trước kia, người ta còn có thể nhặt mảnh bom trên mặt đất. Nhưng hiện tại, khi phát hiện có kim loại, người ta phải đào bới đất lên. Nguy hiểm là ở chỗ, khi đào bới, người ta chưa hề biết dưới lòng đất là sắt vụn hay là bom chưa nổ.
Về phần nhà nước, chính quyền địa phương cũng đã ra lệnh cấm thu nhặt mảnh bom. Nhưng lệnh cấm này trên thực tế chỉ là « lý thuyết ».
Tổng tuyển cử tại Miến Điện
Liên quan đến Miến Điện, đa số các tuần san lớn của Pháp như L’Express, Le Figaro, Le Monde đều có bài phản ánh tình hình dân chủ và cuộc bầu cử lập pháp được tổ chức lần đầu tiên kể từ gần 20 năm. Courrier International cũng có bài viết về quốc gia quân phiệt này qua việc tuổi trẻ Miến Điện sử dụng Internet như một phương tiện đấu tranh cho sự đổi thay của đất nước.Dù sự kiểm duyệt hết sức gắt gao và hình phạt dành cho những người sử dụng Internet để chống đối chính phủ hết sức hà khắc, nhưng cộng đồng mạng ở Miến Điện vẫn hoạt tích cực. Đối với họ, Internet là phương tiện tốt nhất để đấu tranh cho sự thay đổi của đất nước.
Về cuộc bầu cử hôm nay, « những nhà tranh đấu trên mạng » khẳng định họ không tẩy chay, mà trái lại còn xem trọng. Blogger Aung, 27 tuổi, cho biết : « Tẩy chay chẳng có ích gì. Đều cần thiết là phải biết nắm bắt mọi cơ hội có thể mang đến sự đổi thay ». Các blogger chống lại chính phủ một cách mạnh bạo. Thế nhưng, họ lại không thích những phê bình đất nước họ đến từ các tổ chức nhân quyền hay người Miến Điện lưu vong. Bởi theo họ, những người này chỉ tập trung phê phán chế độ và những tồn tại trong xã hội Miến Điện mà lại không hề đưa ra giải pháp nào.
Những blogger đa số sinh trưởng trong thời đại Internet. Họ có tuổi đời dưới 38. Dù kinh nghiệm về dân chủ còn rất hạn chế, nhưng họ đặt cho mình nhiệm vụ là “cung cấp thông tin và giáo dục người dân”. Trong đợt bầu cử này, họ đã cho phát tán thông tin về các đảng tham gia tranh cử, về luật bầu cử, về những tiêu cực có thể xẩy ra…Trong ngày bầu cử, họ dự định chia nhau đến quan sát ở các điểm bỏ phiếu. Một cư dân mạng cho biết: “Trách nhiệm của blogger hay những “nhà báo công dân” như chúng tôi là theo dõi tiến trình bầu cử. Từ điểm bỏ phiếu, chúng tôi sẽ điện thoại, gửi tin nhắn hay gửi thông điệp lên twitter để thông tin cho mọi người biết bầu cử có diễn ra tự do hay không”.
Theo tác giả, dù biết rõ nguy hiểm luôn rình rập, những người này vẫn không chùn bước. Chính quyền luôn tìm cách chặn hoặc gây khó khăn cho việc đăng nhập vào những trang này. Thế nhưng, các nhà tranh đấu trên mạng thường có trình độ cao về tin học, nên họ không gặp khó khăn, vượt sự kiểm soát của chính phủ.
Để kết thúc, tác giả dẫn lời blogger Aung vừa nhắc trên: “Không nên mong chờ sẽ có cách mạng, mà một thay đổi dù nhỏ cũng đã tốt rồi. Chúng tôi không muốn làm chính trị, nhưng chúng tôi xem mình là những nhà tranh đấu xã hội. Chúng tôi tin rằng nhờ vào sức mạnh của công nghệ truyền thông hiện đại, chúng tôi có thể góp phần làm thay đổi đất nước”.
Giới trẻ châu Á trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế
Đến với Nhật Bản, Courrier International có bài : « Sinh viên ở chế độ ăn khan ». Bài viết cho biết do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, thanh niên ngày nay có ít phương tiện hơn so với thế hệ của thời Bong bóng tài chính (1990).Các sinh viên tỉnh lẻ đến Tokyo học tập phải chấp nhận sống chung trong những phòng trọ tồi tàn để tiết kiệm chi tiêu. Như trường hợp sinh viên Yuuki Kiyan, 22 tuổi, sinh viên năm thứ ba, sống chung với 2 sinh viên khác trong một căn hộ chỉ có 14,5 m2. Sinh viên này đến từ Okinawa. Cha Yuuki đã 62 tuổi, làm việc ở một công trường xây dựng. Mỗi năm ông phải chi đến 8 900 euro để trả học phí cho Yuuki. Ngành xây dựng cũng gặp khó khăn trong thời khủng hoảng. Cha Yuuki cố gắng trả tiền học phí. Khi thịt heo xuống giá, ông mua thật nhiều để gửi cho anh trữ ăn dần. Ông đã cố gắng hết sức, và mong anh có thể tìm được việc làm thêm là tốt nhất.
Còn đối với thanh niên Singapore, Courrier International cho biết: “Tuổi trẻ Singapore cảm thấy bất an, không dễ chịu trước người nước ngoài”.
Ở đất nước này, ngày càng có nhiều người nước ngoài tìm đến. Họ khiến cho giới trẻ bản địa cảm thấy lo lắng và bất an. Theo một nghiên cứu của Institute Of Policy Studies, nhóm tuổi 21-29 là nhóm dân cư cảm thấy bất an nhất trước sự hiện diện của người nước ngoài trên đất nước họ.
Nguyên nhân đầu tiên để giải thích cho sự lo lắng này là vấn đề “cơm áo gạo tiền”. Tuổi trẻ Singapore hiện tại luôn lo lắng về việc mua được nhà ở và đạt được thăng tiến trong công việc. Kế đến là vấn đề bản sắc dân tộc. Họ cảm nhận được sự ảnh hưởng của người nước ngoài lên bản sắc văn hóa của đất nước họ. Một thanh niên tâm sự là anh ta không bài ngoại nhưng ưa thích những người nước ngoài tìm mọi cách hội nhập vào xã hội Singapore.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét