Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Trung Quốc hạ thủy tàu đổ bộ Ngọc Chiêu thứ 2


Một số hình ảnh xuất hiện trên các trang mạng của Trung Quốc cho thấy, tàu đổ bộ thứ 2 thuộc lớp Type-071 Ngọc Chiêu chính thức hạ thủy.
Type-071 áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến trong thiết kế. Tàu có lượng tải trọng tối đa là 20,000 tấn, tàu có khả năng chở 500-800 binh lính, 15-20 xe bọc thép các loại, 4 hệ thống đổ bộ khí đệm. Hình dáng vả khả năng chở quân của tàu được cho là tương đương với tàu đổ bộ lớp Austin của hải quân Mỹ.

Tàu được trang bị hệ thống điện tử khá hiện đại, radar Type-360 cho hoạt động tìm kiếm mục tiêu, radar Type-364 cho kiểm soát không lưu, radar điều khiển hỏa lực Type-344, một hệ thống định vị radar. Ngoài chức năng chở quân, đổ bộ tàu có thể hoạt động như một trung tâm chỉ huy cho các hoạt động đổ bộ.

Tàu được trang bị 1 pháo hạm AK-176 76mm, 4 pháo bắn nhanh AK-630 30mm được nhập khẩu từ Nga, 4x18 ống phóng rocket chống ngầm, đuôi tàu được bố trí hai trực thăng tầm trung Z-8/AS-321 Super Frelon.

Ngoài ra tàu còn được trang bị 4 ống phóng tên lửa 120mm đa mục đích, cấp chi viện hỏa lực khi tiến hành đổ bộ.


Hình ảnh mới nhất về tàu đổ bộ lớp Type-071
Đuôi tàu được thiết kế các hệ thống lắp ghép để ngập nước khi đổ bộ, cho phép triển khai nhanh hệ thống đổ bộ khí đệm và các xe chiến đấu lội nước. Ngoài ra tàu còn được thiết kế để tiến hành công tác cứu trợ nhân đạo, sơ tán thường dân ra khỏi các vùng thiên tai hoặc các khu vực xung đột khi cần thiết.
Tàu được trang bị 4 động cơ diesel hai trục công suất 472.000 mã lực, cung cấp tốc độ tối đa 22 hải lý/giờ, tầm hoạt động 6.000 hải lý.
Các tàu đổ bộ Type-071 thể hiện nỗ lực vươn tầm tác chiến xa bờ của lực lượng hải quân đánh bộ của nước Trung Quốc.

Mặc dù trong biên chế lực lượng hải quân Trung Quốc có hơn 20 tàu đổ bộ các loại, tuy nhiên các tàu này bị hạn chế về khả năng chở quân, đặc biệt là khả năng hoạt động đa mục đích, không đáp ứng được các yêu cầu của chiến tranh hiện đại.

Sự xuất hiện của tàu đổ bộ Type-071 sẽ khắc phục phần nào thiếu sót này. Gần đây, Trung Quốc cũng đang nổ lực để đóng mới loại tàu đổ bộ có khả năng tương đương với tàu đổ bộ San Antonio của Mỹ.

Quốc Việt (theo china-defence)

Mỹ lấy F-35 dụ dỗ Israel



Ngoài việc bán 20 máy bay chiến đấu F-35 giá 3 tỷ USD, Mỹ còn xem xét khả năng chuyển giao một số công nghệ quân sự tân tiến cho Israel.

Tuy nhiên, cái gì cũng có giá của nó. Một hiệp định hợp tác quốc phòng mới giữa 2 nước sẽ được ký kết, nếu vấn đề hòa bình cho Palestine được giải quyết. Lệnh cấm xây dựng các khu định cư sắp hết hạn, tuy nhiên chính quyền của thủ tướng Benjamin Netanyahu từ chối gia hạn hiệp định này.

Trước những căng thẳng và phức tạp ở khu vực, Mỹ vào cuộc bằng lời đề nghị Israel sẽ chấp nhận các hướng dẫn của Mỹ cho các cuộc đàm phán hòa bình với người Palestine.

Đây là đề nghị rất hấp dẫn, trong khi nhiều quốc gia khác bày tỏ mong muốn sở hữu chiến đấu cơ ưu việt này. Tuy nhiên, nội các Israel còn nhiều tranh cãi trước điều kiện của Mỹ.
Chỉ huy lực lượng không quân Israel, thiếu tướng Ido Nachoshtan cho biết: “F-35 sẽ cho chúng ta năng lực quan trọng trong tác chiến, là nền tảng quan trọng cho việc xây dựng  lực lượng không quân đối phó với những vấn đề phức tạp trong khu vực”.

F-35 là loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ 5, là tâm điểm của mọi sự chú ý của giới quân sự thế giới: Từ sự chậm chạp trong phát triển, với nhiều lần gia tăng chi phí, tới sự khó khăn trong các thử nghiệm, sự phức tạp trong thiết kế dẫn tới quá nhiều biển thể.

Tuy nhiên, F-35 là niềm hy vọng của các quốc gia đồng minh thân cận với Mỹ, khi họ không thể chạm tay tới chiến đấu cơ F-22 Raptor. Với những nước này, F-35 là phương án duy trì lợi thế trước các chiến đấu cơ mới của Nga như Su-30, Su-35, MiG-35 tỏ ra vượt trội trước các máy bay có trong biên chế của họ.

Với Israel, mồi nhử F-35 càng hấp dẫn, trong bối cảnh Iran, quốc gia đối đầu trong khu vực liên tục khoe hệ thống phòng không hiện đại.

Nếu Israel chấp thuận đề nghị của Mỹ các máy bay sẽ được chuyển giao vào cuối năm 2015-2017.
Thị trường mua, bán máy bay Nga - Mỹ nhộn nhịp:


Trung Hiếu (theo Aviatonweek)

Tàu sân bay Trung Quốc: 'chẳng giống ai'


Theo đánh giá của Hải quân Mỹ, tàu sân bay của Trung Quốc sẽ tiến hành các thử nghiệm vào năm 2012.
Thiết kế của con tàu được điều chỉnh để radar mảng pha từng giai đoạn đang phát triển tại Trung Quốc, tuy nhiên nó chưa sẳn sàng để lắp đặt.

Theo những thông tin mới nhất, tuy là tàu sân bay, nhưng chiến hạm này lại được trang bị hệ thống vũ khí hạng nặng ngang với các tàu khu trục hay tuần dương cỡ lớn.
Một trong những quyết định gây ngạc nhiên cho giới quân sự thế giới là tàu sân bay mới này sẽ được trang bị một hệ thống phòng thủ tên lửa FL-3000 với cơ số lên đến 24 đạn được bố trí phía trước của tàu.

Theo các chuyên gia quân sự, hệ thống tên lửa đánh chặn mới được giới thiệu trong triển lãm hàng không Chu Hải, được cho là có thiết kế dựa theo tên lửa đánh chặn RIM-116 do hãng Raytheon của Mỹ phát triển.

Tàu sân bay Trung Quốc nhìn từ phía trước và ảnh vệ tinh.

Tàu sân bay mới của Trung Quốc cũng thuộc loại hiếm hoi trang bị tên lửa chống hạm, khi được trang bị hệ thống tên lửa chống hạm YJ-63 bố trí trong các ống phóng thẳng đứng. Phải chăng, Trung Quốc đang có quan điểm tác chiến mới nên trang bị tên lửa chống hạm cho tàu sân bay?

Nhiều khả năng Trung Quốc muốn nhấn mạnh đến khả năng tác chiến độc lập của tàu sân bay này chứ không cần dựa vào đội hình tàu hộ tống như các tàu sân bay của Mỹ, Nga.

Tuy nhiên, việc trang bị tên lửa chống hạm khiến con tàu vốn đã khiêm tốn về thể tích càng trở nên chật chội hơn. Số lượng máy bay mang được buộc phải hạn chế nay còn phải giảm xuống hơn nữa để nhường chỗ cho các thiết bị đi kèm.

Một chuyên gia quân sự của Đài Loan đánh giá: “Con tàu sân bay này là một kho thuốc súng di động”.

Tàu sân bay mới của Trung Quốc được tân trang lại từ tàu sân bay Varyag được thiết kế, chế tạo dưới thời Liên Xô, cùng thời với tàu sân bay Kuznetsov phục vụ trong hải quân Nga hiện nay. Sau khi Liên Xô tan rã, con tàu này thuộc về Ukraine. Năm 1992, khi được chế tạo 76%, tàu được Trung Quốc mua lại.

Thế hệ tàu đô đốc Kuznetsov bộc lộ khá nhiều nhược điểm. Số lượng máy bay mang được chưa được 1/2 khả năng của các tàu sân bay Mỹ. Con tàu thường xuyên xảy ra những bất ổn về cơ khí.
Nhiều khả năng con tàu này sẽ được Trung Quốc đặt tên Thi Lang, theo tên một vị tướng đã bình định Đài Loan thời nhà Minh vào năm 1681.

Nhiều ý kiến cho rằng, Trung Quốc tái sinh tàu chiến này từ đống sắt vụn để lấp đầy khoảng trống chiến lược trước mắt cho tham vọng hướng ra biển lớn. Rất có thể, sau khi hoàn thành, tàu sân bay này sẽ được dùng làm cơ sở huấn luyện phi công thuộc không quân hải quân tập cất/hạ cánh. Dựa vào việc tái chế tàu sân bay, Trung Quốc sẽ thu được kinh nghiệm để tự đóng những tàu sân bay khác từ năm 2020.
Dù được sử dụng như thế nào, sự xuất hiện của tàu sân bay này sẽ xoay chuyển thế cân bằng an ninh trong khu vực.

Quốc Việt (theo Armstrade)

Chiêm ngưỡng xe siêu thanh tốc độ hơn 1.600 km/giờ


Nhóm phát triển chiếc xe ô tô siêu thanh Bloodhound SSC cho biết chiếc xe của họ sẽ đạt được tốc độ thiết kế hơn 1.600 km/giờ sau khi được hoàn thành vào năm 2012.
Công việc lắp ráp chiếc xe Bloodhound SSC sẽ được bắt đầu vào tháng 1/2011 và có thể được chạy thử trên mặt hồ cạn ở Northern Cape (Nam Phi) vào cuối năm 2011 hoặc đầu năm 2012. Song song với việc lắp rắp, công việc xây dựng đường đua thử nghiệm ở Nam Phi cũng đã bắt đầu được tiến hành.
“Chúng tôi nhận được rất nhiều lời đề nghị cho dự án này từ các công ty trên thế giới”, ông Mark Chapman, người đứng đầu dự án, cho biết. “Số lượng công ty muốn tham gia tài trợ đã vượt con số chúng tôi kỳ vọng ban đầu. Vì thế, đây là một điều thuận lợi đối với dự án của chúng tôi”.
Thân xe Bloodhound SSC, có chiều dài 12,8m và nặng 6.400 kg, sẽ được lắp ráp thủ công từ các khối nhựa polystyrene và chất liệu sợi thủy tinh, bên ngoài được bao phủ 6 lớp nước sơn chuyên biệt trong ngành hàng không vũ trụ.
Năng lượng cung cấp cho xe đến từ động cơ phản lực Eurojet EJ200 vốn thường để ráp cho chiếc phi cơ chiến đấu Eurofighter Typhoon. Hỗ trợ tiếp năng lượng là một động cơ tên lửa hybrid (sử dụng kết hợp nhiên liệu thể rắn và thể lỏng) nặng 400 kg.
Với thiết kế này, Bloodhound SSC chỉ cần 42 giây để tăng tốc đến 1.600 km/h và có thể đạt vận tốc tối đa theo thiết kế là là 1.690 km/h. Nếu cuộc thử nghiệm vào đầu 2012 thành công, Bloodhound SSC sẽ trở thành phương tiện chạy trên mặt đất có vận tốc nhanh nhất thế giới.
Dưới đây là một số hình ảnh về mô hình của xe siêu thanh Bloodhound SSC:


1.jpg






Lê Hương (Tổng hợp)

Thứ Sáu, 19 tháng 11, 2010

Trung Quốc trên đường chinh phục đại dương (phần 2)

Cùng lúc nâng cao khả năng tác chiến, răn đe quân sự, hải quân Trung Quốc còn thể hiện tham vọng  qua việc triển khai lực lượng xa bờ và đối ngoại quân sự.

Triển khai lực lượng xa bờ

Bên cạnh việc gia tăng diễn tập quân sự, trong những năm qua Trung Quốc khá tích cực trong các hoạt động gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc, dù chủ yếu giới hạn ở các nhiệm vụ hậu cần, phi chiến đấu.

Tuy nhiên, kể từ tháng 12/2008, Trung Quốc đã có sự thay đổi về chất khi điều các tàu chiến thực hiện nhiệm vụ đa quốc gia chống cướp biển ở Vịnh Aden. Cứ 4 tháng một lần Trung Quốc tổ chức thay quân (thường gồm 2 tàu khu trục hoặc khinh hạm và 1 tàu hậu cần). Trung Quốc coi đây là cơ hội để rèn luyện binh sĩ và thử nghiệm vũ khí trang bị.

Trung Quốc thu được nhiều kinh nghiệm quý báu cho hải quân khi tham các nhiệm vụ quốc tê xa bờ.

Trên thực tế, hải quân Trung Quốc đã gặt hái được những kinh nghiệm quý giá từ hoạt động này. Trong đợt triển khai quân thứ nhất, hải quân Trung Quốc phải đối mặt với việc thiếu lương thực thực phẩm tươi bởi không có cảng hậu cần. Không giống như các tàu chiến phương Tây triển khai ngoài khơi trung bình 10-14 ngày lại cập cảng bổ sung hậu cần, hải quân triển khai đợt đầu của Trung Quốc ở trên biển trong suốt thời gian làm nhiệm vụ, điều này không có lợi cho sức khỏe binh sĩ và làm giảm hiệu quả trong tác chiến.

Bên cạnh đó, việc phản ứng của Trung Quốc đối với một số cuộc tấn công của cướp biển khá vụng về và thiếu phối hợp do chưa có quy định hiệu quả khi tham chiến trong đội hình đa quốc gia.

Tuy nhiên, đến đợt luân chuyển quân thứ 2 và thứ 3, Trung Quốc đã thu xếp được vấn để cảng hậu cần. Tàu Trung Quốc có thể cập cảng Djibouti, Salalah ở Oman hoặc Aden ở Yemen. Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc cũng tham gia các cuộc họp hải quân hàng tháng để chia sẻ thông tin tác chiến với hải quân các nước. Các tàu Trung Quốc cũng tham gia diễn tập chung, trao đổi sĩ quan và gặt hái được khá nhiều kỹ chiến thuật chống cướp biển từ hải quân các nước.

Trong tháng 7, Hải quân Trung Quốc cũng điều tàu chiến thuộc loại lớn nhất Type 071 lớp Yuzhao (lượng choán nước 17.000 tấn, dài 210m, rộng 26,5m, tầm hoạt động 6.000 hải lý, 2-4 trực thăng Z-8, 2 xuồng cao tốc đổ bộ) tới Vịnh Aden làm nhiệm vụ. Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng điều tàu bệnh viện “Peace Ark” (số hiệu 866) tham gia diễn tập y tế với các nước ở vịnh Aden và trên suốt hành trình 87 ngày của mình khi thăm viếng Djibouti, Kenya, Tanzania, Seychelles và Bangladesh.

Người dân Kenya đón chào tàu bệnh viên Peace Ark của Trung Quốc.

Đối ngoại quân sự

Quan ngại việc gia tăng sức mạnh hải quân và các nỗ lực tăng cường khả năng răn đe quân sự có thể khiến các nước láng giềng lo lắng, Bắc Kinh đã có những bước đi khôn ngoan theo kiểu “tiến 2 bước, lùi 1 bước” khi triển khai trụ cột thứ 3 (đối ngoại quân sự) trong chiến lược hải quân mới.

Mục đích của các chương trình đối ngoại là thiết lập quan hệ song phương và đa phương trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới, cũng như xuống thang tranh chấp lãnh hải với láng giềng và ngăn chặn mọi xu hướng những nước có tranh chấp có thể tăng cường quan hệ quân sự với Mỹ.

Linh hoạt trong việc dùng sức mạnh quân sự thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình, Trung Quốc đã thành công khi chuyển hoá “sức mạnh cứng” thành “sức mạnh mềm” và đang cố hướng thế giới đừng quá săm soi vào tham vọng của Trung Nam Hải khi xây dựng một lực lượng hải quân hùng mạnh.

Rõ ràng tính hiệu quả của những hoạt động đối ngoại quân sự mang lại khá rõ ràng, với việc hình thành lên những “khu vực thân thiện” nơi tàu Trung Quốc có thể bổ sung hậu cần. Hoạt động đối ngoại quân sự được tổ chức và đưa tin rầm rộ để lạc hướng dư luận vào những gì mà Bắc Kinh muốn.

Một chuyến đi biển của hải quân Trung Quốc thu về không chỉ một lợi ích.

Ở đây, các tàu chiến được điều tới Vịnh Aden trên hành trình trở về (khi luân chuyển quân) được tận dụng tối đa, sẽ ghé thăm nhiều nước và tham gia các hoạt động cộng đồng để làm đậm khái niệm “trỗi dậy hoà bình”.

Chẳng hạn tàu khu trục tên lửa Quảng Châu sau khi hoàn thành nhiệm vụ chống cướp biển đã đi qua kênh đào Suez vào Địa Trung Hải và ghé thăm Ai Cập, Hy Lạp và Italy. Sau đó tàu này ghé thăm Myanmar và kết thúc chuyến hành trình đối ngoại tại Singapore ngày 5/9 và tổ chức cuộc tập trận chung với hải quân nước này.

Tương tự như vậy, những đội tàu huấn luyện cũng tham gia vào các cuộc viếng thăm thiện chí. Tàu huấn luyện Trịnh Hòa và khinh hạm Miên Dương thăm Papua New Guinea, Vanuatu, Tonga, New Zealang và Australia vào tháng 8 và tháng 9. Tất nhiên là các tàu này có tổ chức các cuộc diễn tập với nước chủ nhà và tổ chức các sự kiện công chúng.

Bên cạnh đó, hoạt động đối ngoại quân sự còn phát huy lên một tầm cao hơn khi đi kèm với nó là những tờ Nhân dân tệ, như trường hợp cảng Hambantota của Sri Lanka, được Trung Quốc giúp xây dựng.

Và tất nhiên, sự tích cực trong tổ chức các cuộc tập trận song phương giữa Trung Quốc và các quốc gia châu Á - Thái Bình Dương đã thúc đẩy trao đổi quân sự, tăng cường tính minh bạch của quân đội Trung Quốc và có vẻ như lái sự chú ý của các nước khỏi tham vọng của hải quân Trung Quốc.

Trung Quốc đang "xâu hạt" cho "chuỗi ngọc trai" (đường màu đen) gồm các căn cứ hải quân cho phép tàu chiến nước này neo đậu trong các nhiệm vụ trên Ấn Độ Dương.

Dự báo xu hướng chiến lược thời gian tới

Theo kế hoạch, phải đến năm 2050 Trung Quốc mới xây dựng xong lực lượng hải quân biển khơi, đủ sức vươn ra các đại dương trên thế giới. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hải quân sẽ tiếp tục là ưu tiên trong chính sách quốc phòng của Trung Quốc.

Trong đó mục đích của chiến lược hải quân 3 trụ cột sẽ tiếp tục là tạo sự răn đe chiến lược trong khu vực, nâng cao khả năng tác chiến và thúc đẩy hợp tác quân sự.

Bắc Kinh đã gặt hái được những thành quả nhất định từ chiến lược này và có vẻ như họ sẽ gia tăng sử dụng sức mạnh có được để giành lợi thế trong tranh chấp biển đảo với các nước xung quanh Trung Quốc.
Định Nam (tổng hợp)

Thứ Năm, 18 tháng 11, 2010

Trung Quốc trên đường chinh phục đại dương (phần 1)


Tham vọng trở thành cường quốc biển, Trung Quốc không tiếc tiền đầu tư cho các chương trình tàu ngầm, tàu nổi, không quân hải quân, hải quân đánh bộ, tàu sân bay.
Liên tục thời gian qua, hải quân Trung Quốc đã có những bước đi khá mạnh mẽ nhằm bảo đảm cái gọi là quyền tiếp cận các nguồn tài nguyên năng lượng và nâng cao vị thế trong tranh chấp chủ quyền biển đảo với các nước láng giềng xung quanh, thông qua chiến lược mới với 3 trụ cột: Gia tăng diễn tập hải quân; Triển khai lực lượng xa bờ; Đẩy mạnh họt động đối ngoại quân sự.

Nâng cao khả năng tác chiến và răn đe quân sự

Trong năm 2010, các cuộc diễn tập của lực lượng hải quân Trung Quốc diễn ra với tần suất cao và quy mô lớn một cách bất  thường. Trọng tâm diễn tập là các tình huống chiến đấu thực (bắn đạn thật), chú trọng phòng thủ ven biển, khả năng cơ động nhanh, linh hoạt trong chỉ huy - kiểm soát và triển khai quân tầm xa.

Cuối tháng 3, đầu tháng 4/2010, lực lượng hải quân thuộc 3 Hạm đội (Bắc Hải, Đông Hải và Nam Hải) đã tổ chức một cuộc diễn tập chưa từng có tiền lệ (trước đây các hạm đội hoạt động khá riêng biệt).

Tàu chiến Trung Quốc bắn đạn thật trong cuộc tập trận.

Trong đó, Hạm đội Bắc Hải gồm các khu trục hạm, khinh hạm, tàu phục vụ và lực lượng phòng không hành trình qua eo biển Bashi giữa Philipines và Đài Loan xuống Biển Đông.

Hạm đội Đông Hải gồm các khu trục hạm lớp Sovremenny, khinh hạm và tàu ngầm đã lần đầu tiên vượt qua quần đảo Okinawa, được mệnh danh là thành lũy do Mỹ kiểm soát, nối Nhật Bản - Đài Loan và Philipines.

Trong quá trình di chuyển, các tàu chiến này đã tiến hành diễn tập tác chiến chống ngầm và bắn đạn thật. Có lúc tàu chiến Trung Quốc chỉ cách bờ biển Okinawa (Nhật Bản) 140 km, khiến Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa phải tuyên bố: “Tình huống như vậy chưa từng bao giờ xảy ra và chúng tôi sẽ điều tra vụ việc này, bao gồm cả việc liệu Trung Quốc có ý định chống phá đất nước chúng tôi hay không”.

Trong khi đó, giới nghiên cứu đánh giá: Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến quy mô cuộc diễn tập lớn như vậy từ trước tới nay. Những kiểu diễn tập như thế này đòi hỏi phải có khả năng chỉ huy và kiểm soát rất cao, hợp thành nhiều đơn vị trong tình huống xung đột - đó là vấn đề thông tin liên lạc và xử lý tình huống linh hoạt. G

Còn Gary Li, chuyên gia nghiên cứu về Quân đội Trung Quốc thuộc Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế có trụ sở tại London cho rằng sự xuất hiện của Hạm đội Bắc Hải ở Biển Đông được xem là rất quan trọng. chứng tỏ rằng Hạm đội Nam Hải đã triển khai tàu tham gia diễn tập. Trong đó, hai hạm đội đóng vai 2 bên đối đầu trong diễn tập.

Trong tháng 7/2010, các hạm đội của Trung Quốc tiếp tục tổ chức hàng loạt các cuộc tập trận để đối trọng với các cuộc tập trận giữa Hải quân Mỹ - Hàn ở biển Hoàng Hải sau sự kiện chìm tàu Cheonan (Hàn Quốc), cũng như lên tiếng phản đối gay gắt sự hiện diện của tàu sân bay George Washington vì “quá gần” bờ biển Trung Quốc.

Mỹ từng thay đổi kế hoạch tập trận trên biển Hoàng Hải trước sức ép của Bắc Kinh.

Cuộc tập trận đầu tiên gồm các tàu tên lửa thuộc lớp Type 022 Hồ Bắc thuộc Biên đội tàu tấn công nhanh số 16 (Hạm đội Đông Hải). Mỗi chiếc Type 022 được trang bị 8 tên lửa tầm xa chống hạm YJ-83, đây là lực lượng quan trọng trong học thuyết phòng thủ duyên hải của Trung Quốc, sử dụng chiến thuật kiểu “bày sói” nhằm bao vây, quấy nhiễu và tiến công liên tục các hạm đội lớn hơn từ khoảng cách xa.

Cuộc tập trận đáng chú ý nhất diễn ra vào cuối tháng 7/2010, khi mà ít nhất hàng chục tàu chiến hiện đại của 3 hạm đội tổ chức diễn tập ở Biển Đông.

Cuộc tập trận có sự xuất hiện của các tàu chiến hiện đại nhất thuộc lực lượng tàu nổi và tàu ngầm Trung Quốc: Tàu khu trục Type 051C lớp Lữ Châu, Type 052B lớp Lữ Dương I và Type 052C lớp Lữ Dương II; tàu khinh hạm Type 054A lớp Giang Khải II; 4 tàu khu trục lớp Sovremenny của Hạm đội Đông Hải và các tàu ngầm tấn công lớp Kilo, cùng với máy bay ném bom tiến công JH-7/7A.

Hàng loạt các bài bắn đạn thật và tên lửa được triển khai trong quá trình tập trận. Giới truyền thông Trung Quốc đưa tin rầm rộ về cuộc tập trận này và hàng loạt các tướng lĩnh cấp cao Trung Quốc theo dõi cuộc tập trận, trong đó có Tổng tham mưu trưởng Quân Giải phóng Trung Quốc Trần Bỉnh Đức, người yêu cầu Quân đội phải “theo dõi sát sao diễn biến ở khu vực và phải sẵn sàng về mặt quân sự”.

Hải quân Trung Quốc được phương tiện truyền thông nước này ưu ái.

Cuộc diễn tập quy mô này của Trung Quốc được giới phân tích nhìn nhận như là một thông điệp răn đe rõ rệt tới các nước trong khu vực, khi mà tranh chấp chủ quyền biển đảo đang có xu hướng nóng lên, sau những tuyên bố khá cứng rắn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ R.Gate tại Hội nghị Shangri-La 2010 và tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton tại Hội nghị ARF-17 về “lợi ích quốc gia” trong tiếp cận các vùng biển, đặc biệt là Biển Đông.

Bên cạnh đó, các cuộc tập trận cũng cho thấy phần nào sức mạnh của Hải quân Trung Quốc, với khả năng tác chiến hiệp đồng quy mô lớn ngày càng nhuần nhuyễn với tinh thần dân tộc lên cao.

Giới nghiên cứu cũng tỏ ra quan ngại rằng các cuộc tập trận trong năm 2010 của Trung Quốc có thể khơi mào cho một cuộc chạy đua vũ trang quy mô nhỏ trong khu vực, với việc một số nước đầu tư mua sắm theo vũ khí trang bị, dù có thể là rất nhỏ nếu so với sự đầu tư của Trung Quốc cho hải quân.

>> Xem tiếp phần 2
Định Nam (tổng hợp)

Mỹ phát triển vỏ xe tăng đổi màu để ngụy trang


Hệ thống ngụy trang mới, độc đáo đang được phát triển tại Mỹ nhằm trang bị cho nhiều loại tăng, thiết giáp thậm chí cả máy bay.
Hệ thống ngụy trang mới có tên gọi Taticam được phát triển bởi công ty Armor Works, các hoa văn của hệ thống có thể thay đổi bởi một máy tính và một máy phát điện hoạt động theo tần số ngẫu nhiên.

Điểm nổi bật của hệ thống Taticam là bề mặt sần sùi được tập hợp từ những mảnh vật liệu hình vuông nhỏ, đồng màu, có diện tích vào khoảng 1/2 inch2, có độ dày khác nhau trên cùng bề mặt lớp vỏ của xe tăng, thiết giáp. Các tấm ngụy trang này có thể được bắt vít vào phía ngoài lớp giáp, hoặc sử dụng các thanh kẹp vào thùng xe.

Các lớp bên ngoài được định hình trong một mô hình 3 chiều được tạo ra ngẫu nhiên, hiển thị các dạng hình học ở nhiều góc cạnh khác nhau, với mức độ nông sâu khác nhau.

Một xe thiết giáp được thử nghiệm hệ thống ngụy trang Tacticam.

Điều này tạo ra mô hình kỹ thuật số ngẩu nhiên, phản ánh năng lượng tỏa ra từ chiếc xe trong một mô hình không đều, làm gián đoạn sự phát hiện ra phương tiện bằng các bộ cảm biến radar, cảm biến quang điện tử ở dải sóng milimet.

Các tấm Taticam với hình dáng ghồ ghề khác nhau sẽ phá vỡ mặt phẳng trên xe khiến đối phương khó xác định khoảng cách bằng các thiết bị do xa laser, các tấm gắn ngoài áo giáp cũng có tác dụng che chắn cho xe trước các thiết bị quan sát ảnh nhiệt, giảm hiệu ứng hồng ngoại của xe. Hệ thống còn có khả năng làm giảm bức xạ nhiệt của mặt trời tác động lên xe, giảm bớt áp lực cho hệ thống điều hòa không khí.

Cận cảnh lớp vỏ trong hệ thống Tacticam.

Đặc biệt, hệ thống sử dụng một loại thuốc nhuộm đặc biệt có khả năng thay đổi màu sắc (sáng tối, tương phản và bão hòa màu) để phù hợp với môi trường xung quanh. Có thể nói, Tacticam biến các phương tiện mà nó ngụy trang thành một con tắc kè hoa.

Để làm được điều đó, các cảm biến gắn trên xe sẽ đo đạc các thông số môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió, cường độ ánh sáng. Sau đó, máy tính trung tâm sẽ phân tích và đưa ra tần số quang phổ phù hợp nhất làm thông số đầu vào cho máy phát tần số ngẫu nhiên, làm thay đổi màu sắc của lớp vật liệu bố trí bên ngoài.

Ngoài việc cung cấp khả năng ngụy trang, hệ thống còn có khả năng hỗ trợ chống lại tên lửa chống tăng dẫn bằng laser bán chủ động.

Với Taticam, điều tuyệt với nhất là các xe chiến đấu bộ binh không cần phải thay màu sơn. Nhà sản xuất Armor Works cho biết “Taticam mang lại một khả năng ngụy trang hoàn toàn mới. Khi các phương pháp ngụy trang truyền thống vô dụng ở dải ánh sáng cực tím thì khả năng thay đổi tần số quang phổ khiến việc phát hiện ra các loại phương tiện cơ giới khó khăn hơn”

Dù hệ thống hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng quân đội Mỹ đã bày tỏ sự quan tâm rất lớn đến hệ thống nguy trang mới này.
 
Quốc Việt (tổng hợp

"Đông Phong -15" của Trung Quốc mạnh đến mức nào?


Tổ hợp tên lửa chiến thuật - chiến dịch DF-15 (Đông Phong-15) dùng để tấn công các mục tiêu có kích thước nhỏ đặc biệt quan trọng như các phương tiện hoả lực, máy bay, trực thăng tại các sân bay, sở chỉ huy, các đầu mối liên lạc, các cơ sở hạ tầng dân sự trọng điểm.

Đông Phong -15 (phương án xuất khẩu: M-9, phân loại của NATO: CSS-6) do Học viện Công nghệ Động cơ Tên lửa của Trung Quốc (Academy of Rocket Motor Technology – ARMT) chế tạo vào đầu năm 1985. Vụ thử nghiệm tên lửa đầu tiên được thực hiện vào tháng 6/1987. Lần đầu tiên tổ hợp tên lửa Đông Phong – 15 xuất hiện tại Triển lãm các hệ thống quốc phòng tại Bắc Kinh năm 1988. Sau đó vào năm 1989, Đông Phong – 15 được đưa vào trang bị cho Quân đoàn Pháo binh Thứ hai của Quân giải Phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA).
 
Trong cuộc khủng hoảng chính trị tại eo biển Đài Loan năm 1995-1996, Trung Quốc đã tổ chức tập trận cho bắn thử 10-11 quả loại tên lửa này để “nhắc nhở” vùng lãnh thổ này cân nhắc quyết định tuyên bố độc lập
Trong cuộc khủng hoảng chính trị tại eo biển Đài Loan năm 1995-1996, Trung Quốc đã tổ chức tập trận cho bắn thử loại tên lửa này để “nhắc nhở” vùng lãnh thổ này cân nhắc quyết định tuyên bố độc lập
Tổ hợp DF- 15 nổi tiếng trong hàng loạt các vụ thử nghiệm do PLA tiến hành nhằm phô diễn sức mạnh trong giai đoạn 1995 – 1996 tại khu mặt nước eo biển Đài Loan. Vụ thử nghiệm đầu tiên trong seri trên diễn ra từ ngày 21-23 tháng 6/1995. Trong quá trình thử nghiệm tại khu trận địa tại tỉnh Phúc Kiến, PLA đã phóng 6 tên lửa DF-15 với 5 lần thành công, tiêu diệt các mục tiêu tại vùng hải phận trung lập cách Đài Loan về phía Tây - Bắc.
Vụ thử nghiệm thứ hai được thực hiện vào năm 1996 – hai tên lửa được phóng đồng thời vào sáng sớm ngày 8/3/1996, tiêu diệt mục tiêu tại vùng hải phận cách Đài Loan về phía Đông và Tây – Nam. Để cho thấy khả năng của tổ hợp với thời gian gián đoạn không lớn, bệ phóng của tổ hợp DF-15 sau khi phóng lại tiếp tục nạp tên lửa và phóng lại. Vụ thử nghiệm thứ 4 diễn ra ngày 12/3 và đã tiêu diệt mục tiêu thành công. Trong quá trình thử nghiệm PLA đã triển khai 20-30 bệ phóng với các phương tiện bảo đảm và hỗ trợ.
Vào năm 2007, trong bản báo cáo quốc phòng của Quốc hội Hoa Kỳ tiết lộ những thông tin về 70-80 bệ phóng được triển khai và 300-350 tên lửa DF-15. Tuy nhiên, nguồn tin chính thức của Trung Quốc khẳng định về sự tồn tại của 2 lữ đoàn tên lửa, trang bị gần 100 bệ phóng với 360 tên lửa huấn luyện và chiến đấu. Hiện nay, DF-15 đã được tiến hành cải tiến: hiện đại hoá hệ thống điều khiển có khả năng tiêu diệt mục tiêu chính xác hơn, nghiên cứu các phương án mới trang bị tên lửa chiến đấu.
Để thay cho phương án đầu tiên DF-15A hiện đã có DF-15B và DF-15C. Các thông tin về việc xuất khẩu DF-15 (M-9) khá mâu thuẫn. Theo một số nguồn tin, tổ hợp DF-15 bị hạn chế bởi chế độ kiểm soát không phổ biến công nghệ tên lửa nên không bao giờ DF-15 được xuất khẩu sang các nước khác. Cũng có nguồn tin khác cho hay, số lượng lớn các lô hàng DF-15 đã được xuất khẩu sang Pakisstan, Iran, Ai Cập, Serya. Có thể đây là sự hiểu lầm vì nhìn bề ngoài DF-15 (M-9) tương tự như thế hệ trước DF-11 (M-11).
Bệ phóng của tổ hợp DF-15 được bố trí trên khung gầm xe có khả năng vượt địa hình cao TAS5450 hoặc WS2400, dùng để vận chuyển tên lửa, tiến hành chuẩn bị trước khi phóng, ngắm và phóng tên lửa. Bệ phóng được lắp đặt trên khung gầm TAS5450 (8x8, tải 25T) mái che kín có thể mở khi phóng tên lửa. Còn phương án trên cơ sở WS2400 (8x8, tải 22T) không có mái che. Để bảo vệ tên lửa trước mưa, bụi, bẩn sử dụng thiết bị chuyên dụng bao bọc. Bệ phóng bảo đảm tự động xác định các toạ độ với sự hỗ trợ của máy thu GPS và trao đổi các dữ liệu với các trung tâm điều khiển. Khi tiến hành phóng tên lửa không cần phải chuẩn bị kỹ thuật và đo trắc địa.
Trên khung gầm xe, quá trình bắn được thực hiện với cơ chế nâng và cố định tên lửa, dẫn động mở và đóng mái che, bệ phóng với cơ cấu dẫn đường và thiết bị phản xạ khí. Tại vị trí chiến đấu, việc lắp đặt dựa vào 4 kích dẫn động từ hệ thống thuỷ lực. Cặp đầu tiên được bố trí giữa trục thứ nhất và thứ hai, trục thứ hai được bố trí sau trục thứ 4 ủa khung gầm. Trước khi phóng, tên lửa được bố trí thẳng đứng. Thời gian chuẩn bị phóng 30 phút. Quá trình kiểm tra khả năng làm việc và bảo dưỡng các hệ thống tên lửa và bệ phóng được tiến hành tự động.
Tên lửa DF-15 là loại tên lửa 1 tầng sử dụng nhiên liệu rắn, có khả năng mang đầu đạn nặng đến 500kg. DF-15 có thể mang đầu đạn hạt nhân công suất 50 – 350Kt hoặc được trang bị các loại đầu đạn phi hạt nhân. Ngoài ra, còn có thông tin DF-15 có thể mang đàu đạn casset, nổ và áp nhiệt. Đầu đạn có thể được trang bị thiết bị bức xạ điện từ để gây nhiễu liên lạc vô tuyến nhằm vô hiệu hoá các hệ thống liên lạc và chỉ huy của đối phương.
Để điều khiển tên lửa trong giai đoạn đầu của quỹ đạo sử dụng bánh lái khí bố ttrí tại vòi phun ra của động cơ tên lửa. Ở giai đoạn hướng vào mục tiêu sau khi tách đầu đạn, vận tốc bay đầu đạn đạt 6M. Việc điều khiển trong giai đoạn này được tiến hành bởi hệ thống điều chỉnh phản lực khí. Tên lửa DF-15 được trang bị hệ thống điều khiển kỹ thuật số quán tính liên kết với máy tính điện tử trên khoang.
Các phương án đầu tiên DF-15A có độ lệch ngẫu nhiên 300-600m, sau khi cải tiến hệ thống điều khiển độ lệch ngẫu nhiên còn từ 150-500m. Theo nguồn tin từ nhà sản xuất, hiện nay nhà sản xuất đang tiến hành trang bị hệ thống dẫn đường vệ tinh và hệ thống điều khiển quán tính mới trên con quay vòng lase cho tên lửa DF-15. Điều này sẽ nâng cao độ chính xác dẫn đường với độ lệch ngẫu nhiên còn từ 35-50m.
Một số hình ảnh về "Đông Phong - 15":
 
 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 





Nguyễn Hoàng (Tổng hợp)

Thứ Tư, 17 tháng 11, 2010

Đông Timor mua tàu chiến Hàn để không phụ thuộc vào Úc


 - Tờ báo Úc The Times Brisbane đưa tin, Đông Timor đã bắt đầu mua thiết bị quân sự từ nước khác ngoài Úc để không bị phụ thuộc vào nguồn cung cấp thiết bị quân sự từ nước này.


Chính phủ Đông Timor đã mua của Hàn Quốc hai tàu tuần tra trang bị cho Hải quân. Chín tàu cùng loại cũng sẽ được trang bị cho lực lượng Cảnh sát Biển Đông Timor.
Hiện chưa biết chính xác loại tàu mà đảo quốc này định mua.
Tháng sáu năm 2010, Đông Timor cũng đã nhận được hai tàu tuần tra loại 062 (còn gọi là tàu tuần tra lớp "Thượng Hải") từ Trung Quốc. Những con tàu này do Trung Quốc thiết kế vào cuối năm 1960. Tổng giá trị hợp đồng nói trên vào khoảng 28 triệu USD. Trung Quốc đảm bảo 5 năm bảo hành cho các tàu Đông Timor mua và chịu trách nhiệm huấn luyện thủy thủ đoàn.
 
Một tàu tuần tra do Hàn Quốc sản xuất
Một tàu tuần tra do Hàn Quốc sản xuất

Sau khi tất cả các tàu đặt hàng từ Hàn Quốc được chuyển giao cho Đông Timor, các tàu này sẽ cùng với các tàu loại 062 của Trung Quốc tuần tra biên giới biển với Australia. Được biết Australia là nhà cung cấp thiết bị quân sự chính cho Đông Timor từ năm 1999 từ sau khi tỉnh này trở thành nhà nước độc lập. Đặc biệt, Australia là nước thiết kế tàu tuần tra dành riêng cho Hải quân Đông Timor.
Hoàng Minh (Theo báo Nga)

Thứ Hai, 15 tháng 11, 2010

Mỹ sế thay F-22 bằng máy bay thế hệ 6


 Trung tâm hệ thống hàng không (Aeronautical System Center) trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đặt tại căn cứ không quân Wright-Patterson (bang Ohio) đã công bố một Yêu cầu thông tin (CRFI) về việc phát triển máy bay tiêm kích thế hệ thứ sáu. Khái niệm về phát triển này cần được đưa ra  trước ngày 17 tháng 12.

Về đánh giá năng lực cơ bản (CBA - Capability Based Assessment) máy bay chiến đấu thế hệ thứ sáu dự kiến có thể đạt được bước đầu đưa vào hoạt động vào năm 2030. Đây là bước đầu tiên cho việc thay thế máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm F-22 Raptor và chỉ dùng thay thế loại máy bay này.
Năm 2030 máy bay F-22 sẽ được thay thế bằng máy bay thế hệ 6
Năm 2030 máy bay F-22 sẽ được thay thế bằng máy bay thế hệ 6

Yêu cầu thông tin nói rằng một máy bay chiến đấu thế hệ mới cần phải có khả năng toàn diện tấn công và phòng thủ, đa chức năng chẳng hạn như khả năng thực hiện nhiệm vụ phòng không, phòng thủ tên lửa (IAMD - Integrated Air and Missile Defense), yểm trợ trên không (CAS - Close Air Support) và đánh chặn các mục tiêu trên không (AI - Air Interdiction). Chiếc máy bay thế hệ mới cũng cần có khả năng thực hiện đầy đủ nhiệm vụ tác chiến điện tử cũng như khả năng trinh sát.
Máy bay tương lai có hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, tích hợp hệ thống phòng không đa hợp, tích hợp hệ thống tự vệ, vũ khí năng lương định hướng và khả năng thực hiện các cuộc tấn công trong không gian mạng.
Máy bay tương lai có hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, tích hợp hệ thống phòng không đa hợp, tích hợp hệ thống tự vệ, vũ khí năng lương định hướng và khả năng thực hiện các cuộc tấn công trong không gian mạng.

Máy bay tương lai phải có hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến, tích hợp hệ thống phòng không đa hợp để phát hiện đối phương trong theo cơ chế cảm biến thụ động, tích hợp hệ thống tự vệ, vũ khí năng lượng định hướng và khả năng thực hiện các cuộc tấn công trong không gian mạng. Các máy bay chiến đấu này sẽ có thể hoạt động trong khu vực có hệ thống phòng không mạnh hay nói cách khác là các hệ thống được chế tạo trong giai đoạn những năm 2030-2050.

Yêu cầu thông tin cũng thông báo rằng, chính phủ Mỹ muốn biết thêm về khả năng chế tạo vũ khí phi động lực học, hệ thống loại bỏ nhiệt từ bề mặt máy bay hiệu quả hơn và về khái niệm hệ thống tùy chọn có người điều khiển hoặc tự động (optionally manned systems).
Hoàng Minh (Theo báo Nga)

Nga hạ thủy tàu tuần tra cho Việt Nam

 Ngày 12/11, hãng đóng tàu Almaz của Nga đã hạ thủy chiếc tàu tuần tra đóng cho Việt Nam thuộc dự án 10412.

Tàu tuần tra thuộc dự án 10412 mang tên Svetlyak có lượng choán nước 365 tấn, dài 49,5m, rộng 9,2m. Svetlyak có thể đạt tốc độ tới 31 hải lý/giờ và hoạt động độc lập 10 ngày liên tục trên biển.

Hồi tháng 7/2010, Almaz cũng đã hạ thủy một tàu loại này cho Slovenia. Một trong những đặc điểm nổi bật của loại tàu này là khả năng hoạt động trên biển trong điều kiện biển động cấp 7.
Tàu tuần tra Svetlyak dự án 1042 của Nga
Tàu tuần tra Svetlyak dự án 1042 của Nga

Hãng đóng tàu Almaz được đăng ký thành lập từ năm 1993. Doanh nghiệp này hiện đóng tại khu vực trung tâm Saint-Peterburg, trên đảo Petrovski. Diện tích nhà xưởng và các khu vực đóng tàu của doanh nghiệp này lên tới 165.000 m2.

Bảo Minh (Tổng hợp)

Thứ Sáu, 12 tháng 11, 2010

Quân đội Mỹ sẽ có xe địa hình bay

Bộ Quốc phòng Mỹ thuê một trường đại học nghiên cứu cách chế tạo loại phương tiện quân sự có thể hoạt động trên cả mặt đất và không trung.

Hình minh họa xe địa hình bay của Mỹ tham chiến trên trận địa. Ảnh: Fox News.
Hình minh họa xe địa hình bay của Mỹ tham chiến trên trận địa. Ảnh: DARPA.
Đại học Carnegie Mellon vừa nhận khoản kinh phí 988 nghìn USD từ Cơ quan quản lý các dự án cao cấp của Bộ Quốc phòng Mỹ (DARPA) để thực hiện chương trình chế tạo xe bay mang tên Transformer. Chương trình sẽ kéo dài trong 17 tháng, Fox News cho biết.
Theo yêu cầu của DARPA, xe bay có khả năng chở được 4 người và hơn 450 kg hàng hóa vượt qua quãng đường hơn 460 km (cả khi chạy trên mặt đất lẫn lúc bay).
Nhưng điểm đặc biệt của mẫu xe mới là nó có khả năng bay mà không cần người lái.
"Xe bay có thể hoạt động theo sự điều khiển của binh lính. Những người điều khiển xe không cần phải trải qua khóa huấn luyện phi công. Điều đó có nghĩa là xe có khả năng tự bay, hoặc bay với mức độ tác động tối thiểu từ con người. Do đó nó phải tự cảm nhận môi trường xung quanh và phản ứng thích hợp theo từng tình huống", giáo sư Sanjiv Singh, một chuyên gia về robot của Đại học Carnegie Mellon, cho biết,
Phòng chế tạo robot của Đại học Carnegie Mellon từng thử nghiệm thành công loại trực thăng bay tự động vào mùa hè năm ngoái. Các chuyên gia hy vọng loại trực thăng này có thể hỗ trợ nhân viên y tế và cứu trợ khi họ bay tới những vùng nguy hiểm để cứu người.
Người phát ngôn của cả DARPA và Đại học Carnegie Mellon đều từ chối cung cấp thêm thông tin về chương trình Transformer.
Minh Long

Tìm hiểu 'tia chớp đen' của hải quân Liên Xô

Những năm 1970, nền khoa học quân sự Liên Xô đã cho ra đời nhiều kỷ lục thế giới mà nền khoa học hiện thời vẫn chưa thể đánh bại.
Một số thành tựu đầy kiêu hãnh có thể kể ra như: giới thiệu trực thăng lớn nhất Mil-V12, máy bay chiến đấu tốc độ nhanh nhất Mig-25,khởi đóng tuần dương hạm tên lửa lớn nhất lớp Kirov...

Trong số đó, có một kỷ lục không kém phần huy hoàng: Tầu ngầm nguyên tử có tốc độ nhanh nhất và lặn sâu nhất: Chương trình 705 - Tầu ngầm nguyên tử lớp Lira.

Được tận mắt chứng kiến năng lực và hiệu quả của những hạm đội tầu sân bay của Mỹ kể cả trong Chiến tranh thế giới thứ 2 và sau cuộc chiến, giới lãnh đạo Liên Xô luôn muốn có một thứ vũ khí khắc chế điểm mạnh này.

Năm 1957, Liên Xô quyết định thiết kế một tầu ngầm nguyên tử có lượng giãn nước 1.500 tấn, có tốc độ lớn hơn 74 km/h (nhanh hơn các loại ngư lôi thông dụng của phương Tây như Tigerfish (Anh) hay Mark 44, Mark 45, Mark 46 (Mỹ), có tốc độ cao nhất khoảng 55,5 - 64,8 km/h).

Năm 1965, mẫu thử chương trình 661, tiền thân của Lira được khởi đóng tại xưởng đóng tầu Sudomekh thành phố Leningrad (nay là Saint Peterburg) và hoàn thành năm 1969 với số hiệu K-162. Chiếc K-162 đã hoàn thành với thành tích đáng kinh ngạc: có tốc độ đạt đến 82,8 km/h và lặn xuống độ sâu lớn nhất là 800 mét.

Chiếc K-162 (từ năm 1978 được đổi tên là K-222), tiền thân của tầu ngầm nguyên tử lớp Lira
Tuy nhiên, sau này, rất nhiều đặc điểm của K-162 đã được thay đổi để cho ra đời tầu ngầm lớp Lira. Con tầu được thu nhỏ lại, lượng giãn nước lúc chìm 7.000 tấn chỉ còn 3.200 tấn, lò phản ứng hạt nhân nước áp lực được thay bằng lò phản ứng  hạt nhân làm mát bằng kim loại lỏng, đồng thời số người vận hành cũng được giảm từ 82 người xuống chỉ còn có 31 người.

Bản vẽ thiết kế tầu ngầm nguyên tử lớp Lira
Tầu ngầm lớp Lira được thiết kế với nhiệm vụ “tìm và diệt” các loại tầu ngầm và tầu nổi của đối phương nên nó chỉ có kích thước khiêm tốn: dài 81,4 mét, rộng 9,5 mét và cao 6,9 -7,6 mét với lượng giãn nước khi nổi là 2.300 tấn, khi chìm là 3.200 tấn.

Động lực chính của tầu là một lò phản ứng hạt nhân làm mát bằng kim loại lỏng OK-550 hoặc BM-40A có công suất 155 MW. Ngoài ra trên tầu còn một động cơ tua bin khí dự phòng với công suất 40.000 hp (30 MW).

Tầu ngầm nguyên tử lớp Lira có khả năng đạt vận tốc đến 83 km/h và lặn sâu 1.300 mét, vượt qua tất cả các loại ngư lôi săn ngầm được sử dụng cùng thời
Với chân vịt 5 cánh, tốc độ khi nổi trên mặt biển của tầu chỉ đạt 22,2 km/h tuy nhiên tốc độ khi lặn của nó lên tới 79,6 - 83,3 km/h, nhanh hơn bất cứ loại ngư lôi nào hiện có trong những năm 1970, khiến nó có “miễn dịch” khi bị truy đuổi hay tấn công bởi tầu ngầm cũng như các loại tầu nổi của Mỹ và NATO.

Vũ khí chính của Lira là 6 ống phóng ngư lôi có khả năng sử dụng tên lửa RPK-2 Vyuga (tầm bắn 45 km) hoặc RPK-7 Veter (tầm bắn 120 km) mang đầu đạn hạt nhân 200 kT. Hai loại tên lửa này được dẫn bắn bằng radar Topol MRK-50 Snoop Tray.

Ngoài ra, tàu còn có 18 ngư lôi 53-65K có tầm bắn 19 km hoặc ngư lôi siêu khoang VA-111 (là loại ngư lôi có vận tốc đến 320 km/h vói sự hỗ trợ của radar chủ động/ thụ động Okean) cùng các loại thủy lôi rải.

Tên lửa RPK-7 Veter trang bị cho Lira có tầm bắn 120 km và có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân loại 200 kT (mạnh gấp 15 lần quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, Nhật Bản)
Tầm tác chiến và khả năng hoạt động liên tục khi lặn của Lira chỉ phụ thuộc vào lượng tích trữ không khí và thực phẩm cho thủy thủ đoàn 31 người. Lò phản ứng của Lira được thiết kế để không phải thay nhiên liệu như các lò nước áp lực hiện đại. Loại lò làm mát bằng kim loại lỏng này chỉ cần nạp nhiên liệu một lần và có khả năng hoạt động liên tục trong vòng 70 năm.

Tuy nhiên, loại lò này cũng có một nhược điểm chết người là phải luôn giữ ở nhiệt độ lớn hơn 125 độ C. Nếu lò ngừng hoạt động thì thủy thủ đoàn phải dùng đến một nguồn nhiệt bên ngoài để giữ nhiệt độ lò cao hơn mức trên. Nếu không, hợp kim chì - bitmut làm mát sẽ đông đặc lại và phá vỡ lò. "Tử huyệt" này đã bị điểm trúng vào năm 1972 và 1982 khi hệ thống cấp nhiệt của 2 tàu ngầm lớp Lira số hiệu K-377 và K-316 trục trặc và kim loại làm mát bị đông đặc.
Sự xuất  hiện của tầu ngầm lớp Lira đã khiến giới quân sự Mỹ và NATO thực sự hoảng sợ trong thời gian dài và đẩy nhanh chương trình phát triển ngư lôi siêu tốc như các chương trình: ADCAP (Mỹ - cho ra đời ngư lôi MK-46 và MK-48 có tốc độ 120 km/h) và Spearfish (Anh - ngư lôi có tốc độ 150 km/h).

Tuy nhiên, những loại ngư lôi trên được đưa vào sử dụng đầu những năm 1990, sau 20 năm, tầu ngầm lớp Lira tung hoành dưới các dương.

Ngư lôi cao tốc Spearfish của Anh được thiết kế riêng để chống lại các tầu ngầm cao tốc như Lira
Tuy nhiên, để đạt được tốc độ cao và độ lặn sâu lớn, những nhà thiết kế Liên Xô phải đánh đổi rất nhiều.

Trước hết, lò phản ứng của Lira khá kém ổn định và luôn luôn yêu cầu sự có mặt của con người trên tầu vì nó không được phép ngừng hoạt động. Và yêu cầu làm mát phức tạp cũng từng gây ra tai nạn cho 2 tàu K-377 và K-316 kể trên.

Giống tất cả các tầu cùng thời kỳ, Lira được làm hoàn toàn bằng kim loại titan nên nó có giá thành sản xuất và vận hành rất đắt đỏ. Hoàng loạt tàu loại này đã “về hưu” hàng loạt khi kinh tế Liên Xô đi xuống.

Hiện chỉ còn hai chiếc tầu ngầm lớp Lira chưa bị tháo dỡ: Chiếc K-373 được bảo quản cất giữ và chiếc K-123 được sử dụng để chạy thử nghiệm sau khi đã thay lò phản ứng.
Hiện nay trong số 6 chiếc Lira được sản xuất hàng loạt chỉ còn hai chiếc chưa bị tháo dỡ. Chiếc K-373 hiện vẫn được bảo quản tại Zapadnaya Litsa và chiếc K-123 đã được thay thế lò phản ứng để hoạt động dưới dạng tầu thử nghiệm.

Mặc dù chỉ có một thời gian ngắn phục vụ nhưng Lira Class đã đánh dấu một kỷ lục mà hiện nay chưa một loại tầu ngầm nào có thể phá được. Nó cũng khiến các nước phương Tây phát triển hàng loạt các chương trình ngư lôi tốc độ cao để chống lại.

Nỗi sợ hãi của phương Tây đối với Lira đã được làm hẳn thành một bộ phim về tầu ngầm tốc độ siêu cao: “Săn tìm tầu ngầm Tháng Mười Đỏ” (“The hunt for the Red October”).

Hình tượng tầu ngầm siêu tốc "Tháng Mười Đỏ" trong phim Mỹ lấy từ nguyên mẫu tầu ngầm nguyên tử lớp Lira

Hơn hết, thiết kế của Lira đã góp phần lớn vào thành tựu thiết kế các tầu ngầm nổi tiếng khác của Liên Xô và Nga sau này như Schuka (Akula theo cách gọi phương Tây), Borei hay Yashen.

An Thái (tổng hợp)